Mộng thịt ở mắt có nguy hiểm không? Cách điều trị mộng thịt ở mắt.

Mông Thit

Mộng thịt là bệnh lý về mắt khá phổ biến nhưng không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Mộng thịt không gây ảnh hưởng đến thị lực cho đến khi khối mộng thịt phát triển quá lớn hoặc không được điều trị đúng cách. Cùng tìm hiểu về mộng thịt và cách điều trị hiệu quả nhất.

Mộng thịt ở mắt là gì?

Mộng thịt ở mắt là một dạng của khối u nhưng không phải u ác tính, ung thư. Mộng thịt ở mắt còn được gọi là rẽ quạt, mảng máu. Mộng thịt thường xuất hiện ở trong góc của mắt, cả góc trong hoặc góc ngoài. Khi phát triển, mộng thịt sẽ lan rộng vào giác mạc.

Mộng thịt trong mắt có thể được nhìn thấy rõ bằng mắt thường, trên mộng thịt có các mạch máu nhỏ li ti, toàn bộ khối mộng thịt có màu đỏ hoặc hồng nhạt và bề mặt gồ lên phía trên so với giác mạc.

Mộng thịt ở mắt có thể xuất hiện ở một mắt hoặc cả hai mắt, bệnh thường gặp ở nam giới và đối tượng bệnh nhân thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành (từ 20 đến 40 tuổi). Bệnh mộng thịt ở mắt thường không xuất hiện ở trẻ em. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng và tiến triển của bệnh là khác nhau.

Mộng thịt ở mắt có nguy hiểm không? Cách điều trị mộng thịt ở mắt.

Cấu tạo của mộng thịt ở mắt

Mộng thịt trong mắt có cấu tạo gồm các phần sau:

  • Lưỡi trai ở phía trước đầu mộng thịt: hình cung tròn, màu xám nhạt, không dính chặt với giác mạc.
  • Đầu mộng thịt: hình nhọn, gồ lên cao phía trên giác mạc và dính chặt vào giác mạc. Khi mộng thịt phát triển, đầu mộng thịt sẽ di chuyển lan đến giác mạc và che phủ một phần con ngươi.
  • Cổ mộng thịt: dính chặt vào vùng rìa, là phần chuyển tiếp giữa kết mạc nhãn cầu và giác mạc.
  • Thân mộng thịt: phần thân mộng thịt có hình dạng như cánh quạt, có thể di động trên lòng trắng của mắt. Tùy vào tình trạng của bệnh mà thân mộng thịt có độ mỏng, dày và màu sắc khác nhau.

Nguyên nhân dẫn đến mộng thịt ở mắt

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh mộng thịt ở mắt vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh mộng thịt ở mắt hoặc làm cho bệnh thêm tiến triển đó là:

  • Mắt thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Mắt thường xuyên tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng mắt như hóa chất, phấn hoa, bụi bẩn…
  • Sống ở vùng có khí hậu khô nóng.

Triệu chứng của mộng thịt ở mắt

Bệnh mộng thịt ở mắt không có triệu chứng rõ ràng và cụ thể. Một số triệu chứng chính của bệnh như:

  • Khó chịu ở mắt, mắt bị đỏ, ngứa và khô mắt.
  • Mắt có cảm giác có vật lạ gây cộm trong
  • Chảy nước mắt.
  • Thị lực giảm dần, mờ mắt.
  • Mắt dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Mắt bị viêm khi mộng thịt phát triển, lúc này mắt càng cảm thấy khó chịu, viêm loét giác mạc. Thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu khối mộng thịt phát triển lớn và tràn vào giác mạc.

 

  • Mộng thịt ở mắt có nguy hiểm không? Cách điều trị mộng thịt ở mắt.

Bị mộng thịt ở mắt có nguy hiểm không?

Bệnh mộng thịt ở mắt là một dạng u lành tính và tiến triển chậm, nên bệnh mộng thịt ở mắt không quá gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân không có ảnh hưởng gì đến mắt và thị lực. Các triệu chứng xuất hiện rõ khi bệnh đã phát triển và khối mộng thịt đã lan rộng.

Bệnh mộng thịt ở mắt nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời trước khi khối mộng thịt lan rộng đến con người thì hầu như có thể chữa trị đơn giản, không gây ảnh hưởng đến mắt và thị lực của bệnh nhân.

Điều trị mộng thịt ở mắt

Mộng thịt ở mắt gây ra triệu chứng ban đầu khá nhẹ nhàng, không gây khó chịu cho người bệnh. Trong trường hợp cái triệu chứng bắt đầu xuất hiện nhiều và gây khó chịu cho người bệnh, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Thuốc nhỏ mắt bôi trơn, nước mắt nhân tạo hoặc thuốc mỡ.
  • Thuốc nhỏ mắt làm co mạch.
  • Thuốc nhỏ mắt steroid làm dễ chịu vết thương dùng trong thời gian ngắn. 

Trong trường hợp mộng thịt ở mắt đã phát triển khá lớn, khối mộng thịt đã xâm lấn lên bề mặt tròng đen của mắt, bệnh nhân cần đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được phẫu thuật loại ở mộng mắt, tránh các biến chứng mà mộng thịt mang lại, đặc biệt là bảo toàn thị lực cho mắt. Phẫu thuật loại bỏ mộng thịt ở mắt thường mất khoảng 30 đến 45 phút.

 

Cần làm gì để phòng tránh bệnh mộng thịt ở mắt

Để phòng tránh bệnh mộng thịt ở mắt và hạn chế sự phát triển khi mắc bệnh, chúng ta nên hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, mang kính râm khi ra đường vào lúc trời nắng. Tập thói quen rửa mắt hằng ngày với nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo.

Cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám và điều trị sớm nhất khi có các dấu hiệu của bệnh mộng thịt ở mắt.

Contact Me on Zalo