Những biểu hiện lẹo mắt là gì? Cách giúp chữa lẹo mắt tại nhà đơn giản.

Leo Mat

Lẹo ở mắt thường được chữa bằng những cách thức dân gian. Có khi lẹo mắt tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên những cách chữa lẹo mắt này không được khuyến khích. Cần tìm hiểu rõ về bệnh lý lẹo mắt để tránh những trường hợp xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt.

Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt là chứng viêm bờ mi mắt cấp tính do nhiễm trùng tụ cầu gây nên. Khi bị lẹo mắt, mi mắt sẽ bị sưng đỏ, đau, hơi ngứa mi mắt, khó chịu khi nháy mắt, có cảm giác cộm như có bụi trong mắt.

Ngoài ra, ngay chỗ đau sẽ sưng lên một cục mủ đỏ như mụn nhọt. Cục mủ này sẽ tự vỡ và xẹp sau khoảng 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, lẹo mắt sẽ tiếp tục xuất hiện ở vị trí khác trên mắt và có thể bị ở cả hai mắt.

Một số dạng lẹo mắt khác nhau như sau:

  • Lẹo trong: do tuyến Meibomius của mi mắt bị nhiễm trùng. Trường hợp này lẹo nằm kín ở mặt trong của mi mắt, phải lật mi lên mới nhìn thấy được lẹo.
  • Lẹo ngoài: do nhiễm trùng tuyến zeiss. Trường hợp này lẹo là một nốt đỏ, có cảm giác đau ở bờ mi. Lẹo có kích cỡ và độ cứng như hạt đậu.
  • Đa lẹo: xuất hiện nhiều đầu lẹo trên cả hai mi hoặc cả hai mắt.

Những biểu hiện lẹo mắt là gì?

Thời gian đầu khi lẹo mới mọc, mi mắt sẽ hơi sưng đỏ, có cảm giác ngứa và đau. Từ từ, chỗ đau nổi lên một khối rắn và có kích cỡ như hạt gạo. Khoảng từ 3 đến 4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Khi này mắt sẽ bớt cảm giác đau nhức. Tuy nhiên lẹo rất dễ bùng phát trở lại tại chỗ khác của mắt.

Thời gian đầu khi lẹo mới mọc, mi mắt sẽ hơi sưng đỏ, có cảm giác ngứa và đau.
Thời gian đầu khi lẹo mới mọc, mi mắt sẽ hơi sưng đỏ, có cảm giác ngứa và đau.

Cách chữa lẹo mắt tại nhà đơn giản

Lẹo mắt gây cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Dưới đây là một vài cách giúp cho người bị lẹo mắt cảm thấy dễ chịu và mau bình phục hơn:

  • Hạn chế đưa tay lên mắt: việc đưa tay lên mắt có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục tấn công vào lẹo mắt, khiến cho tình trạng viêm nhiễm càng thêm nặng.
  • Rửa mặt bằng nước ấm: nước ấm không chỉ giúp cho vết lẹo mắt bớt đau, người bị lẹo mắt cảm thấy dễ chịu hơn, mà nó còn giúp cho lẹo mắt mau tan mủ, và vết lẹo sau khi vỡ sẽ mau bình phục.
  • Không được tự ý nặn mủ: cảm giác khó chịu khiến bạn muốn nặn mủ của lẹo mắt. Tuy nhiên việc làm này có thể khiến mủ chảy ra ngoài làm lây lan ra những khu vực khác của mắt. Vì vậy không nên nặn mủ của lẹo mắt, mà nên để chúng khô tự nhiên mà thôi.
  • Không nên trang điểm và luôn giữ cho mắt được khô thoáng: việc trang điểm trong lúc bị lẹo mắt sẽ làm chậm quá trình hồi phục của mắt, thậm chí còn làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn. Nên giữ vệ sinh vùng mắt luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Uống các loại thuốc chống viêm và giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Không nên nặn mủ của lẹo mắt, mà nên để chúng khô tự nhiên mà thôi.
Không nên nặn mủ của lẹo mắt, mà nên để chúng khô tự nhiên mà thôi.

Bé bị lẹo mắt kiêng ăn gì?

Cơ thể trẻ em khá nhạy cảm với những vết thương như lẹo mắt. Vì vậy, khi bé bị lẹo mắt, cận đặc biệt quan tâm những thức ăn không phù hợp có thể làm tình trạng lẹo mắt của bé thêm nghiêm trọng.

Cần hạn chế các món ăn có tính nhiệt, gia tăng sự viêm sưng trong cơ thể như các loại trái cây nhiệt: xoài, vải, nhãn, ổi… Không nên ăn: tiêu, ớt, hành, thịt dê…

Hạn chế các loại thức uống có nhiều đường như nước ngọt có gas, trà sữa… làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, làm vết thương khó lành.

Cũng cần hạn chế các món ăn chứa nhiều nitrat như thịt xông khói, hotdog, thực phẩm đóng hộp…

ThS. BS Nguyễn Thị Thu Thủy

Contact Me on Zalo