Viêm túi lệ và những điều cần biết

Viêm túi lệ

Viêm túi lệ là một bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục bệnh viêm túi lệ để phần nào phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này.

Viêm túi lệ là gì?

Túi lệ và ống lệ là bộ phận chứa và dẫn nước mắt từ bề mặt nhãn cầu xuống khoang mũi. Các tuyến lệ nằm dưới mí mắt trên có nhiệm vụ tiết ra nước mắt, giúp mắt luôn được ẩm ướt và khỏe mạnh. Công việc này giúp cho những giọt nước mắt mới thay thế những giọt nước mắt cũ cùng bụi bẩn chảy ra khỏi mắt, đi vào túi lệ và theo ống lệ chảy về phía sau mũi.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, chủ yếu là do tắc tuyến lệ, nước mắt không dẫn lưu xuống mũi mà tích tụ lại ở tủi lệ. Đây là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến tình trạng viêm, nhiễm trùng túi lệ.

Viêm túi lệ và những điều cần biết

Có hai loại viêm túi lệ là viêm túi lệ cấp tính và viêm túi lệ mãn tính. Viêm túi lệ cấp tính xuất hiện đột ngột và diễn ra nhanh chóng. Còn viêm túi lệ mãn tính thì xảy ra trong một khoảng thời gian dài và có tình trạng nghiêm trọng hơn, cần phải được phẫu thuật để chữa trị dứt điểm.

Nguyên nhân của viêm túi lệ

Bệnh viêm túi lệ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ sơ sinh và người trên 40 tuổi.

Với trường hợp trẻ sơ sinh mắc viêm túi lệ, nguyên nhân là do gặp những bất thưởng ở lệ đạo bẩm sinh, chẳng hạn như tắc nghẽn lệ đạo.

Tường hợp người lớn mắc viêm túi lệ, có thể do những nguyên nhân sau: viêm xoang, áp xe mũi, chấn thương ở mũi hoặc mắt, polyp mũi hoặc xuất hiện các khối u bên trong xoang, đường mũi, xuất hiện dị vật trong lệ đạo, hoặc do bệnh nhân đã từng phẫu thuật mũi, xoang, ung thư…

Một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm túi lệ như:

  • Lệch vách ngăn mũi làm kích thước 2 bên lỗ mũi bị chênh lệch. 
  • Viêm niêm mạc mũi.
  • Xương bên trong mũi bị sưng làm giảm khả năng lọc và làm ẩm không khí trước khi hít vào phổi.

Triệu chứng của viêm túi lệ

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có các triệu chứng biểu hiện khác nhau.

Đối với những trường hợp viêm túi lệ cấp tính, các triệu chứng cụ thể là:

  • Mắt thường xuyên tiết dịch, thậm chí chảy mủ.
  • Vùng túi lệ sưng, đỏ và gây đau đớn.
  • Khi liếc mắt sẽ khiến đau nhiều hơn.
  • Sốt cao tùy vào người bệnh.
  • Chảy nước mắt sống không rõ nguyên nhân.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ bị áp xe túi lệ, chảy mủ ra ngoài mắt hoặc da và những biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm túi lệ và những điều cần biết

Với trường hợp viêm túi lệ mãn tính thì các biểu hiện của bệnh không xuất hiện đột ngột và cũng ít nghiêm trọng hơn. Các biểu hiện xuất hiện nhẹ nhàng nhưng trong thời gian dài như: cảm giác khó chịu ở mắt, chảy nước mắt sống hoặc tiết gỉ mắt. Tuy nhiên không có tình trạng sốt và sưng phù nề tủi lệ.

Cách phát hiện bệnh viêm túi lệ

Để xác định bệnh nhân có bị viêm túi lệ hay không, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng các biểu hiện bên ngoài của mắt như: tình trạng sưng mắt, đỏ mắt. có tụ mủ hay không. Khi có mũ trong túi lệ, bác sĩ có thể lấy mẫu mủ để xét nghiệm xem có vi khuẩn trong mủ hay không. Việc chẩn đoán bệnh viêm túi lệ khả dễ dàng. Một phương pháp khám viêm túi lệ khác là chụp X-quang có bơm thuốc cản quang qua lệ quản. Nếu lệ đạo có hiện tượng bị tắc nghẽn thì thuốc nhuộm sẽ tồn tại trong mắt rất lâu, ngược lại thuốc nhuộm sẽ nhanh chóng tan trong vài phút. Khi đó sẽ phát hiện ra được tình trạng của bệnh nhân có mắc bệnh viêm túi lệ hay không. Những triệu chứng của bệnh viêm túi lệ khá giống với nhiều căn bệnh khác về mắt như viêm kết mạc hoặc u túi lệ… Vì vậy, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để thăm khám khi có các triệu chứng của bệnh.

Cách điều trị viêm túi lệ

Cách điều trị cơ bản và phổ biến nhất cho bệnh viêm túi lệ là dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và viêm túi lệ. Thuốc kháng sinh toàn thân cũng có thể điều trị trong trường hợp này cách hiệu quả. Trong trường hợp bệnh viêm túi lệ nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần được tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch. Bên cạnh thuốc kháng sinh, bệnh nhân có thể được yêu cầu sử dụng thêm thuộc giảm đau, thuộc giảm phù nề từ bác sĩ để cải thiện các triệu chứng.

Với trường hợp viêm túi lệ mãn tính do tác lệ đạo bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật thông lệ đạo. Phương pháp này giúp giải phóng chỗ tác ở ống lệ mũi và khôi phục đường lưu thông của nước mắt. Khi đó, dịch mủ được đưa ra ngoài và tuyến lệ được thông suốt không còn ứ đọng gây viêm nhiễm.

 

Contact Me on Zalo