CẬN THỊ NẶNG VÀ NHỮNG TÁC HẠI ĐẾN MẮT CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050.

Nguyên nhân dẫn đến số lượng người bị cận tăng cao được xác định chủ yếu xuất phát từ môi trường và lối sống hiện tại. Việc ít tham gia các hoạt động ngoài trời và tập trung quá vào những công việc đòi hỏi sự nhìn gần, tiếp xúc nhiều các thiết bị như TV, máy tính, điện thoại, iPad,… đã khiến cho mắt phải hoạt động quá sức, kéo theo là sự suy giảm thị lực, tăng nguy cơ cận thị sớm hơn.

Dưới sự tác động của hàng loạt yếu tố xuất phát từ môi trường và lối sống hiện tại: tác động của tia UV, chế độ ăn uống, ít tham gia các hoạt động ngoài trời và tập trung quá vào những công việc đòi hỏi sự nhìn gần, tiếp xúc nhiều các thiết bị như tivi, máy tính, điện thoại, v.v…, cận thị đang ngày càng trở thành tật khúc xạ chiếm tỷ lệ cao. 

Cận thị xuất hiện càng sớm, tốc độ tiến triển càng nhanh thì nguy cơ các vấn đề thị giác sẽ càng nhiều. Đặc biệt là ở đối tượng trẻ em không ít trường hợp mắc cận thị rất nặng và tăng độ cận nhanh chóng gây ra biến chứng nguy hiểm đến thị giác.

Kiểm soát cận thị là kiểm soát sự xuất hiện của cận thị và làm chậm quá trình tiến triển của cận thị trong giai đoạn phát triển cơ thể của trẻ. 

Cận thị nặng là hậu quả việc kiểm soát cận thị không tốt và tiềm ẩn các biến chứng tại mắt nguy hiểm kèm theo như: thoái hóa võng mạc, bong rách võng mạc, thoái hóa hoàng điểm cận thị, glôcôm,…

Vì vận cần thiết phải kiểm soát phát triển của cận thị, đem lại những lợi ích thiết thực, giảm nguy cơ các biến chứng do cận thị gây nên. 

CẬN THỊ BAO NHIÊU ĐỘ LÀ NẶNG?

Giống như các dạng khác của tật khúc xạ mắt, mức độ cận thị từ nhẹ đến nặng cũng được thể hiện bằng đơn vị Diop (D), những người mắc chứng cận thị sẽ gặp khó khăn khi cố gắng quan sát các vật thể ở xa. Mức độ cận thị có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, và từ việc thị lực mờ đến tình trạng hạn chế tầm nhìn hoàn toàn.

Sau 18 tuổi, độ cận của mỗi người thường tương đối ổn định.

Theo lý thuyết và thực tế đều không có giới hạn của độ cận thị, người bệnh có thể cận vài độ hoặc vài chục độ nên không có mức độ cận thị nặng nhất.

Các cấp độ của tật cận thị được phân loại như sau:

  • Mức nhẹ: Cận thị từ -0,25 đến -3 Diop.
  • Mức trung bình: Cận thị từ -3,25 đến -6 Diop.
  • Mức nặng: Cận thị từ -6,25 đến -10 Diop.
  • Mức cực đoan: Cận thị trên -10,25 Diop.
  • Cận thoái hóa: chủ yếu xảy ra khi còn nhỏ và do di truyền. Trường hợp này độ cận thị thường tăng rất nhanh làm thị lực nhanh chóng bị giảm sút, có trường hợp sẽ bị mù do không được điều trị sớm.

Mắt bị cận từ -6,25 Diop trở lên được coi là cận thị nặng. Thực tế ghi nhận những người bị cận thị bẩm sinh tăng độ nhanh cả khi đã trưởng thành và có thể cận nặng đến -20, -25 Diop. Khi mắt có độ cận vượt quá -10 Diop, tình trạng không chỉ đơn thuần là cận thị mà còn có thể kèm theo vấn đề thoái hoá ở phần sau của nhãn cầu, nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe mắt là rất cao và nguy hiểm.

Cận thị nặng và cận thị thoái hóa nếu có tổn hại ở đáy mắt thì dù có chỉnh kính thị lực cũng chỉ đạt được 5/10, 8/10 hoặc thậm chí là 3/10. Thị lực của người bệnh giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công việc, đời sống nên nên cần được điều trị sớm để tránh dẫn đến mù lòa.

TẦM NHÌN BỊ HẠN CHẾ HOÀN TOÀN KHI MẮT BỊ CẬN BAO NHIÊU ĐỘ?

Cận thị nặng quá có thể bị mù. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Ophthalmology (Mỹ), cận thị nặng là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực.

Thực tế ghi nhận những người bị cận thị bẩm sinh ngay từ khi còn chưa đi học, tăng độ nhanh ngay cả khi đã trưởng thành và có thể cận nặng đến -20, -25 Diop (thường sẽ kèm theo các bệnh lý khác như bong tróc võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, thoái hóa võng mạc cận thị, đục thủy tinh thể, nhược thị,…). Những người cận ở mức độ này phần lớn đều bị cận thị thoái hóa. Cận thị thoái hóa là mức độ nặng và nguy hiểm nhất. Nếu không chữa sẽ khiến mắt bị mù lòa trước khi cận đến -50 Diop.

Trường hợp cận thị vượt quá -50.00D sẽ được coi là mù bởi bệnh nhân đã bị hạn chế hoàn toàn tầm nhìn , lúc này thị lực của bệnh nhân rất kém, ngay cả những vật chỉ cách trước mắt khoảng 2cm bệnh nhân cũng không thể nhìn rõ và khi được chỉnh kính thì thị lực của người bệnh cũng rất kém.

Nhiều nghiên cứu cho thấy cận thị nặng có nguy cơ bị bong võng mạc gấp 5 – 6 lần so với cận thị thấp, nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở cao hơn 50% và nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn 17% so với cận thị trung bình.

Cận thị là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực. Khi bị cận thị thì hầu hết mọi người lựa chọn kính gọng để điều trị cận thị, nhưng kính chỉ là biện pháp giúp bệnh nhân có thể nhìn rõ nhưng không đóng góp nhiều vào việc ngăn chặn tình trạng tiến triển cận thị. 

Hãy hạn chế tăng độ cận thị một cách hiệu quả nhất bạn nhé!

Người bệnh cần khám mắt định kỳ để sớm phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời nhất là khi đã bị cận thị nặng.

CẬN THỊ NẶNG GÂY RA NHỮNG HỆ QUẢ NÀO Ở MẮT?

Cận thị nặng có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe thị lực như:

  • Nhược thị: Là một biến chứng phổ biến thường gặp ở người bị cận thị nặng và có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt, do độ khúc xạ cao hoặc sự bất đồng về khúc xạ.. Nhược thị có thể được cải thiện thường với trẻ dưới 6 tuổi, nếu trên 6 tuổi, khả năng khôi phục thị lực sẽ khó khăn dù có luyện tập hoặc phẫu thuật.
  • Tăng nhãn áp: Là bệnh có nguy cơ gặp ở người cận trên 8 Diop và có nguy cơ có thể dẫn đến mù lòa. Tăng nhãn áp là hiện tượng trục nhãn cầu bị dài ra dẫn đến làm kéo căng các dây thần kinh thị giác, lâu ngày dẫn đến các dây thần kinh ở đây sẽ bị lỏng lẻo và yếu.
  • Thoái hoá điểm vàng: Độ cận cao cũng mang theo nguy cơ bị thoái hoá điểm vàng , người bệnh sẽ mất khả năng nhìn chi tiết các vật thể, mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời.
  • Đục thuỷ tinh thể: Đây là tình trạng phổ biến nhất ở người cao tuổi và ở những người bị cận thị nặng có thể điều trị bằng phẫu thuật PHACO.
  • Bong võng mạc và xuất huyết dịch kính: ở người bị cận thị nặng, trục nhãn cầu kéo dài hơn bình thường, dẫn đến sự co cứng của võng mạc và làm cho vùng chu biên của võng mạc trở nên mỏng dần. Trong thời gian dài, điều này có thể gây rách võng mạc và gây xuất huyết dịch kính trong mắt. Đây là những biến chứng nghiêm trọng, khả năng khôi phục thị lực rất thấp.
  • Lác (lé): Ở người cận thị nặng, sự phối hợp điều tiết của cơ mắt kém, thường dẫn đến lác ngoài hoặc lác xen kẽ ở hai mắt, gây mất thẩm mỹ và giảm thị lực. Trường hợp nhẹ có thể được điều chỉnh bằng cách đeo kính, trong khi các trường hợp nặng hơn có thể cần can thiệp phẫu thuật để khôi phục thị lực và cải thiện thẩm mỹ cho người bệnh.

ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ

Điều trị cận thị giúp cải thiện thị lực bằng việc tập trung ánh sáng vào võng mạc thông qua kính để điều chỉnh hoặc phẫu thuật khúc xạ. Quản lý cận thị bao gồm: theo dõi thường xuyên các biến chứng, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bong võng mạc.

  • Kính mắt: đây là cách đơn giản, an toàn để cải thiện thị lực do cận thị gây ra. Tròng kính đeo mắt cũng có thể được thiết kế điều chỉnh sự kết hợp của các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị và viễn thị.

Cận – 0,25 Diop: là mức cận nhẹ nhất, không gây ảnh hưởng quá lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, vì vậy bạn không nhất thiết phải đeo kính.

Cận – 0,5 Diop: Người mắc độ cận này đôi khi hơi khó nhìn xa hơn bình thường, tuy nhiên vẫn không cần phải sử dụng kính vì thị lực vẫn nhìn được tốt.

Cận – 0,75 Diop: Có thể bắt đầu sử dụng kính khi nhìn xa.

Cận – 1 Diop: Nên đeo kính khi phải thường xuyên làm các công việc yêu cầu tầm nhìn xa, chẳng hạn lái xe, điều khiển máy móc,…

Cận – 1,5 Diop: Được khuyến cáo nên đeo kính để không gây ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt.

Cận – 2 Diop: Bắt buộc sử dụng kính khi làm việc và học tập.

Cận – 3 Diop trở lên: Phải dùng kính liên tục để mắt điều tiết tốt hơn. Nếu không sử dụng kính, độ cận sẽ ngày một tăng lên và dễ dẫn đến thoái hoá võng mạc.

  • Kính Ortho-K hay còn gọi là Orthokeratology, là loại kính áp tròng cứng thấm khí được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm và tháo ra vào sáng hôm sau. Kính hoạt động bằng cách làm phẳng trung tâm giác mạc trong khi ngủ, từ đó giúp ánh sáng hội tụ vào đúng võng mạc và bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ ràng mọi vật trong một khoảng thời gian nhất định sau khi tháo kính Ortho-K ra mà không cần phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng khác. Những thấu kính qua đêm này là thấu kính cứng, thấm khí, đủ cứng để định hình lại giác mạc, nhưng cũng cho phép oxy đi qua để đảm bảo mắt luôn khỏe mạnh. Bác sĩ có thể tư vấn sử dụng kính đeo ban đêm 1 cách tối ưu nhất cho mắt.

  • Phẫu thuật tật khúc xạ bằng laser: Bác sĩ sử dụng tia laser để điều trị tật khúc xạ, an toàn, chính xác, không đau, không chảy máu, thị lực hồi phục nhanh. Các phương pháp được FDA Hoa Kỳ chứng nhận và cơ quan hàng không NASA khuyên dùng như FEMOTSECOND LASIK và RELEX SMILE hay phẫu thuật không chạm STREAMLIGHT. Điều trị tật khúc xạ sẽ triệt tiêu hoàn toàn độ khúc xạ giúp giảm nhu cầu đeo kính mắt và kính áp tròng đối với người có độ cận phù hợp. Bên cạnh đó phương pháp cũng giúp giảm đi độ khúc xạ đối với người cận nặng từ đó mắt có thể đáp ứng tốt với gọng kính có độ nhẹ hơn.

Phẫu thuật RELEX SMILE không tạo vạt

Phẫu thuật FEMTOSECOND LASIK

Phẫu thuật không chạm STREAMLIGHT

  • PHAKIC – ICL: Có thể áp dụng trong trường hợp bị cận nặng lên đến – 18 diop, loạn 6 diop và viễn + 12 diop, Phakic ICL (Implantable Collamer Lens) là phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng cách sử dụng thấu kính siêu mỏng, rất nhỏ, mềm mại có độ an toàn rất cao. Không những thấu kính nội nhãn được làm bằng nguyên liệu cao cấp, tiên tiến với các chuỗi collagen ở lớp bên ngoài và bên trong là polymer có độ tương thích sinh học cao với cơ thể người mà còn được thiết kế riêng theo thông số của từng mắt, đặt trực tiếp vào vị trí sau mống mắt và trước thủy tinh thể nên chúng ta rất thoải mái và không cảm nhận được kính trong mắt. Phương pháp này mang lại hình ảnh chất lượng cao mà không bào mòn hay thay đổi hình dạng của giác mạc.

  • Phẫu thuật thay thủy tinh thể: khi bệnh nhân cận thị nặng và đục thủy tinh thể bằng cách thay bằng thủy tinh thể nhân tạo, theo đó độ cận cũng sẽ được xử lý.

 

Các bước phòng ngừa cận thị để tăng cường sức khỏe và thị lực tốt cho mắt gồm:

  • Khám mắt định kì 6 tháng 1 lần, đặc biệt 3 tháng 1 lần với người cận thị nặng.
  • Tập thể dục thường xuyên, tăng cường hoạt động ngoài trời, môi trường rộng rãi, tận dụng nguồn sáng tự nhiên. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời vào lúc sáng sớm giúp bảo vệ hệ miễn dịch và não bộ, có thể cũng điều hòa sự lành mạnh cho mắt.
  • Làm việc, đọc sách, sinh hoạt ở nơi đầy đủ ánh sáng, không hoạt động trong môi trường thiếu sáng trong thời gian dài.
  • Vệ sinh và bảo quản kính mắt hoặc kính áp tròng theo chỉ dẫn.
  • Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh và tốt cho mắt hãy để mắt nghỉ ngơi, rời khỏi máy tính hoặc công việc nhìn gần khác cứ sau 20 phút 1 lần bằng cách nhìn vào một vật cách xa 600cm (có màu xanh dương xanh lá cây) trong 20 giây.
  • Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như TV, máy tính và điện thoại di động để giảm ánh sáng xanh gây hại. Khi học tập hoặc làm việc, bạn nên ngồi trong điều kiện ánh sáng đủ và duy trì khoảng cách an toàn giữa mắt và màn hình máy tính. Khi trẻ xem, cha mẹ cần thống nhất với trẻ về khoảng cách và vị trí xem an toàn. Tuyệt đối không được xem tivi khi xem quá gần. Khoảng cách an toàn được khuyến cáo là khoảng 3 – 4 mét.
  • Ăn thức ăn và dùng thức uống có lợi cho sức khỏe, chế độ ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt Crom, Canxi, Vitamins A-C-B,… và một số chất chống oxy hoá đến từ rau xanh, củ quả như cà rốt, cà chua, bông cải xanh, trứng,…
  • Kiểm soát các tình trạng sức khỏe như huyết áp cao hoặc tiểu đường.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Duy trì thói quen ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya khiến mắt dễ tăng độ và mệt mỏi.
  • Áp dụng thường xuyên những bài tập thể dục hoặc mát xa mắt từ 1 – 2 lần / ngày giúp ngừa tăng độ cận. Tuy nhiên, cần vệ sinh sạch tay trước khi thực hiện, đồng thời tránh dụi mắt hoặc ấn mạnh mắt.
  • Thực hiện các bài tập mắt như đảo mắt, nhìn xa, nhìn tập trung và nhắm mắt để cải thiện thị lực, giảm căng thẳng và mỏi mắt.
  • Đeo kính đúng độ, sử dụng đúng cách  theo toa chỉ dẫn. Khi đeo kính đúng Diop được thăm khám thì mắt sẽ cân bằng và tránh được cận lệch, tăng độ không kiểm soát dẫn đến cận thị nặng. Để chọn kính cận phù hợp, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo