CO GIẬT MI MẮT

CO GIẬT MI MẮT – BỆNH LÝ HAY ĐIỀM BÁO

Mắt trái hay mắt phải giật là biểu hiện rất hay gặp ở nhiều người, kéo theo những quan niệm tâm linh, theo dân gian căn cứ vào vị trí và thời gian mí mắt giật có thể dự đoán được điềm hung cát.

Dưới góc nhìn khoa học, hiện tượng giật nhức mắt (hay còn gọi là nháy mắt) đa phần đều là biểu hiện tự nhiên và bình thường của mỗi người, và các cơn co, giật, nhức này là tình trạng tạm thời và vô hại. Tuy nhiên, tình trạng giật mí mắt liên tục không gây đau đớn nhưng bạn cũng không thể chủ quan nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài có thể cảnh báo một vấn đề bệnh lý nào đó, cảnh báo sức khỏe đôi mắt bạn đang có triệu chứng suy giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây giật mí mắt là gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

DẤU HIỆU CO GIẬT MÍ MẮT

Hiện tượng nháy mắt bình thường mỗi phút nháy 12 lần và nháy trong 0,5 giây/lần.

Tình trạng giật mí mắt chính là khi mí mắt bị co thắt lặp đi lặp lại một cách không tự chủ. Phần lớn chúng ta thường bị giật mí mắt trên nhưng đôi khi hiện tượng co giật này còn có thể xuất hiện ở phần mí mắt dưới.

Mức độ giật mí mắt ở mỗi người cũng có thể khác nhau một vài giây hoặc có khi một vài phút không lặp lại hoặc lặp lại trong nhiều ngày liên tục. Một số trường hợp giật mí mắt có thể diễn ra liên tục nhưng lại rất nhẹ nhàng, nó giống như một sự co kéo nhẹ của mí mắt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng rất nhiều trường hợp, mít mắt không những bị co giật liên tục mà còn co giật với cường độ rất mạnh, thậm chí khiến bạn phải nhắm mắt ngay lập tức. 

Các đợt co giật mi mắt thường sẽ không dự đoán trước được.

Trong những trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là dấu hiệu sớm của một rối loạn vận động mạn tính. Đặc biệt, khi tình trạng giật xuất hiện đồng thời ở cả 2 mắt và các phần khác trên khuôn mặt, người bệnh cần đi khám ngay bởi vì  triệu chứng này có thể xuất phát từ các dây thần kinh trên mặt.

LÝ DO BẠN BỊ CO GIẬT MI MẮT

Co giật mí mắt là một tình trạng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Tinh thần căng thẳng và mệt mỏi quá mức: khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, các cơ trên cơ thể, bao gồm cả cơ mí mắt, sẽ bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến co giật.
  • Thiếu ngủ trầm trọng: sau một thời gian làm việc, đôi mắt của chúng ta cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên mất ngủ, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng, chẳng hạn như suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh và đôi mắt.
  • Mắt bị khô: khô mắt xảy ra khi mắt không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, cơ thể thiếu nước nghiêm trọng, lão hóa, làm việc nhiều với thiết bị điện tử hoặc sử dụng kính áp tròng,… Điều này sẽ gây cảm giác nhức mỏi cho đôi mắt và giật liên tục như một phản ứng tự nhiên.  
  • Chế độ ăn uống: Cafeine khiến nhịp tim dễ tăng cao làm kích thích quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ bao gồm cơ mắt. Rượu chứa các hợp chất kích thích có thể gây ra co giật mí mắt. Ngoài ra, thiếu magiê và vitamin B12 cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Khối u ở mắt: xác suất xảy ra vô cùng thấp nhưng một khối u nếu xuất hiện ở mắt có thể gây co giật mắt. Đây là một tình trạng nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Nhiễm trùng ở mắt: viêm kết mạc, lẹo mắt là những bệnh lý phổ biến rất dễ khiến mắt bị nhiễm trùng. Lúc này, mắt sẽ có dấu hiệu đau nhức, ửng đỏ và giật liên tục ở cả hai mắt.
  • Dị ứng thời tiết: gió, ánh sáng, ánh nắng mặt trời hoặc ô nhiễm không khí, dị ứng có thể khiến cho mắt của chúng ta bị kích ứng do chảy nước mắt, cơ chế phòng thủ của cơ thể kích hoạt chống lại tác nhân gây dị ứng bao gồm cơ chế co giật mi mắt.

BIẾN CHỨNG CỦA CO GIẬT MÍ MẮT

Mặc dù hiếm gặp, nhưng co giật mí mắt có thể là triệu chứng của những rối loạn nghiêm trọng về thần kinh hoặc não biểu hiện của nó gồm:

  • Liệt dây thần kinh mặt, loạn trương lực cơ, gây co thắt cơ không tự chủ, ảnh hưởng đến một phần cơ thể bị biến dạng hoặc xoay.
  • Đa xơ cứng –  một bệnh do hệ thần kinh trung ương gây ra các vấn đề về vận động và nhận thức.
  • Loạn trương lực cơ cổ. Bệnh Parkinson
  • Giác mạc trầy xước không được chẩn đoán cũng  nguyên nhân gây ra tình trạng co giật mí mắt mãn tính. Vết xước giác mạc có thể gây ra tổn thương về mắt vĩnh viễn.
  • Hội chứng Tourette.

CÁCH PHÒNG TRÁNH CO GIẬT MÍ MẮT

Khi mắt đã phải làm việc quá nhiều, bạn nên cho đôi mắt được nghỉ ngơi. Sau mỗi giờ làm việc, hãy dành 5-10 phút để thư giãn cho đôi mắt của bạn hoặc mỗi 30 phút nhắm mắt thư giãn 30s tra thêm nước mắt nhân tạo.

Duy trì thói quen ngủ đủ giấc ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, giúp bạn cải thiện sức khỏe mà còn giảm tình trạng co giật mí mắt.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Để có được đôi mắt khỏe, khắc phục tình trạng nháy mắt, bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là những thành phần dưỡng chất cần thiết cho mắt như vitamin D, vitamin B12, vitamin A.

Không nên uống cà phê quá nhiều, vì caffeine có thể gây kích thích và khiến tình trạng co giật mí mắt trở nên tồi tệ hơn.

Uống đủ nước: Bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, khoảng 1,5 – 2 lít/ngày để tránh làm mắt bị khô. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể uống nước ép trái cây để bổ sung vitamin A cho cơ thể.

Chườm ấm lên mắt cũng là một cách giúp làm giảm tình trạng co giật mí mắt. Nhiệt độ ấm có thể giúp thư giãn các cơ mắt và giảm căng thẳng.

Một số trường hợp co giật mí mắt lành tính không tìm ra nguyên nhân nhưng lại diễn ra trong một thời gian dài, khiến người bệnh vô cùng khó chịu, thì có thể tính đến phương pháp tiêm Botox theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu có các bệnh thiếu máu, viêm giác mạc, bệnh gây tổn thương dây thần kinh số V, cần điều trị tích cực.

Nếu có tật khúc xạ, cần đeo kính đúng chỉ định, khám mắt định kỳ để phát hiện những thay đổi ở thị lực, từ đó điều chỉnh kính cho phù hợp.

Bên cạnh đó, một số trường hợp cũng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ một số cơ và dây thần kinh ở mí mắt để cải thiện tình trạng bệnh.

CẦN PHẢI ĐẾN GẶP BÁC SĨ KHI NÀO?

Mắt đỏ, sưng và chảy mủ.

Tình trạng giật ở mắt kéo dài nhiều tuần.

Giật mí trái làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của mặt.

Phần mí mắt trên bị rũ hoặc sụp xuống hoàn toàn khi bị xuất hiện tình trạng co giật.

Nếu co giật mí mắt thường xuyên xảy ra, hãy ghi chép lại thời gian và những triệu chứng đi kèm. Bạn nên đi khám mắt càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm gây tổn thương cho mắt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Contact Me on Zalo