HIỆN TƯỢNG BẤT ĐỒNG KHÚC XẠ

BẤT ĐỒNG KHÚC XẠ

Mắc tật khúc xạ hiện nay cũng đã không quá xa lạ với bất kì ai, nhưng thông thường chúng ta đều gặp là 2 mắt có độ khúc xạ gần bằng nhau hoặc như nhau. Tuy nhiên tình trạng cận thị, loạn thị, viễn thị lệch độ giữa hai mắt đang trở nên dần phổ biến. Có thể là bên cận nhẹ bên cận nặng, bên cận bên loạn… Chúng ta có đang đánh giá quá thấp tình trạng này và liệu rằng nó có những nguy cơ nào gây tổn hại đến thị lực và sức khỏe mắt.

LỆCH ĐỘ, BẤT ĐỒNG KHÚC XẠ (ANISOMETROPIA) LÀ GÌ?

– Khi 2 mắt có thị lực khác nhau, có thể là một mắt bình thường và 1 mắt cận/viễn/loạn hoặc cả 2 mắt đều mắc tật khúc xạ nhưng có 1 bên mắt cao độ hơn gọi là lệch độ. 

– Và sự chênh lệch độ ở hai mắt trên 2 Diop được gọi là bất đồng khúc xạ. Khi thực hiện chỉnh kính, sự bất đồng ảnh võng mạc hai bên mắt sẽ xuất hiện. Dẫn tới làm giảm chất lượng tín hiệu thần kinh đến từ một hoặc cả hai mắt.

Ví dụ : Cận thị lệch là 1 trong trường hợp của lệch độ, Cận thị lệch có thể lệch ít (dưới -1.00 Diop) và cũng có thể lệch nhiều lên đến vài Diop (2.00 Diop trở lên).

Một người mắc tật cận thị có một bên mắt rõ bình thường, mắt còn lại cận 2.5 độ. Thì sự chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt là 2,5 độ cận, mắt có độ sẽ nhìn mờ hơn mắt kia (hình minh họa).

BIỂU HIỆN CỦA BẤT ĐỒNG KHÚC XẠ

Che mắt và nhìn bằng từng mắt cùng 1 vật (thường là chữ nhỏ) cách xa ít nhất khoảng 6 mét, nếu có 1 mắt thấy mờ hơn hoặc không nhìn thấy chữ thì có thể bạn đang có sự chênh lệch cận thị.

Khi đọc sách hay đọc nhảy hàng, phải dùng ngón tay dò chữ.

Hay nhắm một bên mắt để nhìn.

Với trẻ em thường không thích hoạt động liên quan đến thị giác gần như tô màu, vẽ hình, trẻ hay nhìn nghiêng đầu, có thể liên quan đến lé.

Mắt khó chịu và mệt mỏi.

NGUYÊN NHÂN BẤT ĐỒNG KHÚC XẠ

Nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng lệch độ hay bất đồng khúc xạ là do thói quen sinh hoạt, có yếu tố di truyền, bẩm sinh. Trong đó, thói quen sinh hoạt thường mắc phải nhất.

– Khi chúng ta làm việc, hay trẻ em học tập… môi trường phải đầy đủ ánh sáng, thiết lập đèn phải hợp lý và đồng đều, nếu một bên đủ sáng và một bên thiếu sáng sẽ gây nên tình trạng mắt điều tiết nhiều, mỏi mắt. Nhiều trường hợp sử dụng thiết bị điện tử trong môi trường thiếu ánh sáng trầm trọng trong thời gian dài. 

– Nằm nghiêng sử dụng điện thoại: thói quen nằm nghiêng 1 bên, vô ý hay cố tình nhắm bên mắt (2 mắt không hoạt động đồng thời). Chính vì vậy, tín hiệu thị lực và tín hiệu truyền về não sẽ không khớp với nhau với 1 bên cho hình ảnh rõ, 1 bên cho hình ảnh mờ… sẽ gây ra mất cân bằng thị lực. Nằm nghiêng thường không giữ được khoảng cách tiêu chuẩn mà thường có xu hướng luôn kéo lại gần hơn. Khiến tia sáng xanh tấn công mắt nhanh và nhiều hơn. Do đó, mắt luôn trong trạng thái điều tiết do nhìn quá gần làm tăng độ khúc xạ nhanh hơn.

– Bẩm sinh – di truyền : từ lúc sinh ra hoặc bố mẹ có mắc tật khúc xạ thì tỷ lệ con mắc phải cũng sẽ cao hơn.

– Nguyên nhân do sử dụng kính gọng có độ bị sai lệch, vấn đề này do lựa chọn nơi cắt kính không đủ uy tín để đo độ chính xác cũng như do yếu tố tay nghề kỹ thuật viên.

– Không thăm khám định kì, điều trị kịp thời.

NGUY CƠ XẢY RA BIẾN CHỨNG TỪ BẤT ĐỒNG KHÚC XẠ

Tăng độ và tăng mức độ lệch khó kiểm soát.

Tăng khả năng gây lác mắt.

Nguy cơ dẫn đến nhược thị.

PHÒNG TRÁNH VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ BẤT ĐỒNG KHÚC XẠ

Phòng tránh xảy ra tình trạng bất đồng khúc xạ:

Chẩn đoán và phát hiện sớm bằng cách định kì kiểm tra mắt mỗi 3 tháng hay 6 tháng 1 lần tại bệnh viện chuyên khoa mắt như bệnh viện mắt Việt.

Tái tạo môi trường sống và học tập đầy đủ ánh sáng, loại bỏ thói quen xấu như nằm nghiêng hay che 1 mắt khi đọc sách, hay dùng điện thoại.

Sử dụng thiết bị điện tử trong môi trường đủ sáng và điều chỉnh chế độ màn hình sáng tự động.

Bổ sung Vitamin A-C-E-B, sử dụng thực phẩm xanh và giàu vitamin.

Điều trị trường hợp bất đồng khúc xạ:

  • Trường hợp dưới 18 tuổi:

Đeo kính gọng: Đeo kính gọng là phương pháp đơn giản mà hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí nhất. Bác sĩ sẽ khám và xác định độ khúc xạ cụ thể của từng mắt cho từng trường hợp lệch độ để tư vấn loại kính phù hợp.

Giải pháp Ortho-K: Điều chỉnh tật khúc xạ (chủ yếu là cận thị và loạn thị): Bằng việc đeo kính trong khoảng thời gian 6-8 tiếng lúc ngủ, bệnh nhân có thể nhìn rõ mà không cần phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng trong một khoảng thời gian nhất định sau đó.

Tạo cảm giác thoải mái, không vương bận kính cận cũng như hạn chế quên đeo kính gọng.

  • Trường hợp cho người từ 18 tuổi trở lên:

Có thể áp dụng cả 2 phương pháp trên đồng thời có thêm sự lựa chọn tuyệt vời đó chính là phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng các phương pháp LASER hoặc PHAKIC ICL không còn lo lắng về việc mang kính gọng hay sự khó chịu mà bất đồng khúc xạ gây nên.

Phẫu thuật tật khúc xạ tại Bệnh viện mắt Việt với chi phí siêu hấp dẫn, hệ thống máy phẫu thuật hoàn toàn mới nên là sự lựa chọn hàng đầu của bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Contact Me on Zalo