LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC

Loạn dưỡng giác mạc là nhóm bệnh hiếm gặp gây tổn thương và làm mất đi tính trong suốt của giác mạc thường ở cả hai mắt (do bị lắng đọng chất màu trắng đục), bệnh tiến triển, có tính di truyền,không kèm theo viêm nhiễm, nhưng lại gây nên tình trạng suy giảm thị lực. Tuổi xuất hiện của bệnh dựa vào đặc điểm –  ảnh hưởng đến thị lực của từng loại loạn dưỡng và thay đổi trong khoảng 10 năm đến 40 năm đầu đời.

Bệnh có thể bắt đầu từ một lớp của giác mạc sau đó lan sang các lớp khác mà không ảnh hưởng đến các vị trí khác của mắt hay bộ phận khác của cơ thể.

*Cấu tạo của giác mạc gồm 5 lớp: biểu mô, nhu mô, nội mô, màng Bowmans và màng Descemet

Loạn dưỡng giác mạc thường được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn do bệnh tiến triển thầm lặng, một số loại loạn dưỡng giác mạc chỉ phát hiện tình cờ, thỉnh thoảng kèm theo những đợt kích thích đau.

NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY BỆNH

Có đến hơn 20 loại bệnh loạn dưỡng giác mạc khác nhau, nguyên nhân do:

  • Giác mạc loạn dưỡng thường do di truyền. Những người sinh ra trong gia đình có cha mẹ, người thân mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh thường di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Một số trường hợp đặc biệt có thể di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường.

  • Giác mạc loạn dưỡng không phải do các yếu tố bên ngoài gây ra, chẳng hạn như chấn thương hoặc chế độ ăn uống
  • Hầu hết có thể xảy ra ở những người khỏe mạnh, nam hay nữ (ngoại trừ chứng loạn dưỡng giác mạc Fuchs, ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp ba lần so với nam giới)

CÁC TRIỆU CHỨNG LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC

Mỗi loại loạn dưỡng giác mạc sẽ có mức độ biểu hiện các triệu chứng khác nhau, thậm chí có một số trường hợp bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng luôn có khả năng là có thể xảy ra trong tương lai. 

Sự tích tụ của chất trắng đục hay mô sẹo trên giác mạc hoặc vật liệu lạ ở một hoặc nhiều lớp giác mạc, xảy ra với tất cả các Dystrophies giác mạc, có thể khiến nó mất tính minh bạch, có khả năng gây mất thị lực hoặc mờ mắt.
Hầu hết người mắc loạn dưỡng giác mạc đều gặp phải tình trạng xói mòn giác mạc tái phát. Trong tình trạng này, biểu mô, lớp ngoài cùng của giác mạc, liên tục không dính vào mắt đúng cách khiến người bệnh có cảm giác:

  • Cộm ở mắt, đau dữ dội
  • Nhạy cảm bất thường với ánh sáng (sợ ánh sáng)
  • Thường xuyên nhức mỏi mắt, mờ mắt.
  • Cảm giác có vật lạ trong mắt.

Nhiều dạng loạn dưỡng giác mạc được đặc trưng bởi sự xói mòn giác mạc tái phát. Trong tình trạng này, biểu mô, lớp ngoài cùng của giác mạc, liên tục không dính vào mắt đúng cách.

Những người bị xói mòn giác mạc tái phát có thể bị khó chịu hoặc đau dữ dội, nhạy cảm bất thường với ánh sáng (sợ ánh sáng), cảm giác như bụi bẩn hoặc lông mi ở mắt hoặc mờ mắt.

PHÂN LOẠI LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC

Loạn dưỡng biểu mô gồm có các loại:

  • Loạn dưỡng Meesmann
  • Loạn dưỡng vi nang Cogan
  • Loạn dưỡng Reis- Bucklers
  • Chứng loạn dưỡng Thiel-Behnke
  • Loạn dưỡng dạng tinh thể Schnyder
  • Loạn dưỡng hình bản đồ – chấm vân tay
  • Tình trạng loạn dưỡng giác mạc dạng giọt
  • Chứng loạn dưỡng giác mạc biểu mô Lisch
  • Biểu bì xói mòn tái phát biểu mô
  • Loạn dưỡng giác mạc niêm mạc dưới niêm mạc

Loạn dưỡng nhu mô gồm có:

  • Loạn dưỡng lưới các type I, II, III
  • Loạn dưỡng hạt (Groenouw I) type I, II, III
  • Loạn dưỡng đốm (Groenouw II) type I, II.

Loạn dưỡng nội mô và màng Descemet gồm có:

  • Loạn dưỡng nội mô Fuchs.
  • Loạn dưỡng phía sau đa hình thái
  • Loạn dưỡng nội mô di truyền.

HƯỚNG ĐIỀU TRỊ LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC

Cách điều trị bệnh phụ thuộc vào triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Nếu không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể quyết định hoãn điều trị và theo dõi thường xuyên để biết được tiến triển của bệnh. 

Điều trị gặp nhiều khó khăn do bệnh di truyền và kém đáp ứng thuốc. Đối với tình trạng bệnh nặng thường sẽ được bác sĩ phẫu thuật thay giác mạc để cải thiện tầm nhìn cho bệnh nhân.

Điều trị nội khoa: hiện nay chưa có thuốc nào có thể điều trị thành công, nội khoa chỉ có tác dụng điều trị những triệu chứng xuất hiện. Những thuốc thường dùng là kháng sinh, chống viêm, các vitamin (nhóm A, B, C) và các chất dinh dưỡng giác mạc khác (như keratin, vitacic…).

Điều trị phẫu thuật: phẫu thuật ghép giác mạc là phương pháp duy nhất có hiệu quả điều trị các hình thái loạn dưỡng giác mạc di truyền với tỷ lệ thải loại mảnh ghép rất thấp và hầu như không có loạn dưỡng tái phát trên mảnh ghép. Tùy từng trường hợp để có thể lựa chọn phương pháp ghép giác mạc xuyên, ghép giác mạc lớp sâu hoặc ghép nội mô giác mạc.

*Hình minh họa các bước phẫu thuật ghép giác mạc

Điều trị bằng gen: đây là phương pháp điều trị đang được nghiên cứu, với mục đích thay thế những gen bệnh bằng gen lành.

Loạn dưỡng giác mạc là một bệnh lý hiếm gặp nên cũng còn mới mẻ đối với nhiều người, quan trọng hơn là sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mắt của mỗi người, vì vậy hãy luôn bảo vệ cho đôi mắt bằng việc khám mắt định kì 3-6 tháng / lần và chăm sóc mắt thật tốt, hạn chế những tác động vật lý lên mắt.

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt. Vì vậy hãy thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi mắt có bất kì dấu hiệu bất thường nào.

Trung tâm mắt Việt 249 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM

Tel: 028 3810 3579 Hotline/Zalo: 0902 249 368

Trung tâm mắt Việt 94 Mạc Đĩnh Chi, P.Đa Kao, Q.01, TP.HCM

Hotline/Zalo: 0902 994 368

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo