MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN NGỦ DẬY THẤY SƯNG MÍ MẮT

Biểu hiện ngủ dậy mắt bị sưng

Sưng mí mắt là tình trạng xảy ra khi vùng mí mắt trên, dưới hoặc cả hai bị sưng phù bao gồm nhiều loại với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cùng với sưng mí, bạn có thể gặp các triệu chứng kèm theo như: cộm, ngứa, đau, rát, khó hoặc không thể mở mắt ra được.

Mắt bị sưng sau khi ngủ dậy là tình trạng tích tụ chất lỏng hoặc viêm trong các mô liên kết ở mí mắt.

Sưng mí mắt trên và đau có nguyên nhân có thể do dị ứng thời tiết, do trang điểm hay ngủ quá nhiều. 

Tuy nhiên, sưng mí mắt và đau nhức mắt cũng có thể là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng tới thị lực, sức khỏe của bệnh nhân và cần điều trị ngay từ sớm để đạt kết quả tốt nhất.

Sưng mí mắt mặc dù không nguy hiểm nhưng dẫn đến khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, hiểu rõ nguyên nhân làm mí mắt bị sưng sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả hơn.

Dấu hiệu nhận biết mắt bị sưng

Mắt bị sưng là tình trạng phần mí mắt bị viêm mô liên kết hoặc các dịch chất lỏng tích tụ. Hiện tượng này thường xảy ra ngay sau khi ngủ dậy, khiến mí mắt cộm, rát. Bên cạnh đó, mắt bị sưng còn đi kèm với một số biểu hiện sau:

  • Mí mắt sưng phồng, mọng đỏ dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp.
  • Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng như ánh nắng mặt trời, đèn điện,…mắt người bệnh sẽ bị nhíu lại, khó nhìn.
  • Mắt gặp phải tình trạng kích thích quá mức chảy nhiều nước mắt, dịch mắt , ngứa ngáy khiến cho nước mắt tiết ra nhiều không kiểm soát.
  • Mắt bị ghèn, gỉ tiết ra nhiều hơn bình thường, có thể là ghèn khô hoặc ghèn ướt. Ghèn mắt có thể đi kèm với nhiều dịch tiết khác.
  • Mắt bị khô rát do thiếu hụt các chất tiết để bôi trơn trên bề mặt nhãn cầu, bọng mắt to.
  • Nhức mắt: sưng húp mắt luôn đi kèm với biểu hiện nhức nhối ở mắt gây khó chịu cho người bệnh.
  • Ngứa mắt: thường gặp phải ở những người bệnh bị sưng mắt do dị ứng với các dị nguyên gây hại từ môi trường bên ngoài
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng: bắt gặp ánh mặt trời hay ánh đèn sáng mắt người bệnh sẽ bị nhíu lại, khó nhìn.
  • Mắt đỏ: Sưng mắt có thể đi kèm với mắt gân đỏ hoặc các chấm đỏ xuất huyết quanh mắt.
  • Đau: Sưng nhức mắt luôn khiến cho người bệnh thấy đau quanh vùng mắt, thậm trí có thể đi kèm với triệu chứng đau đầu.

Nguyên nhân sưng mí mắt

Mí mắt bị sưng có thể là do những nguyên nhân thông thường song cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý.

Nguyên nhân thông thường do thói quen sinh hoạt:

– Do dị ứng: mắt đỏ, ngứa, chảy nhiều nước mắt, sưng mí mắt,… là một trong các triệu chứng khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng như: bụi, phấn hoa, dị vật, lông động vật,…

– Do stress, kiệt sức: các mô ở mắt sẽ xảy ra hiện tượng giữ nước qua đêm khiến mắt bị sưng vào buổi sáng khi ngủ dậy.

– Khóc kéo dài: khi chúng ta khóc, muối trong nước mắt có thể gây trữ nước. Nếu khóc quá nhiều, có thể khiến các mao mạch quanh mắt bị vỡ dẫn đến tròng mắt bị đỏ, mí mắt bị sưng và đau nhức.

– Mắt trữ nước do thừa muối: Nếu bạn ăn quá nhiều muối nhưng không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể thì sẽ gây tích nước ở vùng mắt, dẫn tới sưng mắt.

– Ăn quá nhiều tinh bột: Khiến cơ thể tiết nhiều insulin và tích trữ natri trong cơ thể, gây sưng mí mắt.

– Nhiệt độ tăng cao: Nếu môi trường có nhiệt độ cao, mắt sẽ nhạy cảm và khô hơn, dễ bị kích ứng, dẫn tới sưng mí mắt sau khi ngủ dậy.

– Lão hóa: Càng lớn tuổi thì các mô trong mí mắt càng yếu đi. Từ đó, mỡ ở mí trên sụp xuống, đọng lại ở mí dưới, khiến đôi mắt sưng.

– Quên tháo kính áp tròng khi ngủ: Vi khuẩn và virus sinh sôi giữa thấu kính và bề mặt mắt, gây sưng mắt.

– Do mỹ phẩm và hóa chất: sử dụng mỹ phẩm hoặc vô tình hóa chất độc hại bắn vào mắt có thể gây kích ứng mắt và các mô xung quanh gây tình trạng đỏ, sưng tấy, đau mí mắt,…

Nguyên nhân bệnh lý

– Mắt bị chắp/ lẹo: Chắp mắt nhìn ngoài có hình dạng như nốt mụn mủ, lẹo mắt là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng nhỏ hình thành ở gốc lông mí thường khiến mắt bị sưng.

– Bệnh viêm mô tế bào hốc mắt: đây là một dạng nhiễm trùng sâu trong các mô của mí mắt. Nó có thể lan nhanh và thường gây đau đớn. Viêm tế bào ổ mắt đòi hỏi phải điều trị kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, có thể cần phải tiêm thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch (IV).

– Bệnh Herpes mắt: nguyên nhân gây ra bệnh lý này do virus herpes ký sinh bên trong và ở xung quanh mắt. Biểu hiện là các mụn rộp nhỏ li ti, sưng đỏ nhưng không có các tổn thương rõ ràng.

– Bệnh viêm bờ mi: Một số người có nhiều vi khuẩn trong và xung quanh mí mắt hơn những người khác. Những vi khuẩn này có thể gây ra một tình trạng gọi là viêm bờ mi. Mí mắt bị viêm có thể dẫn đến sưng mắt. Các triệu chứng của viêm bờ mi cũng tương tự như viêm kết mạc.

– Tắc tuyến lệ: là hiện tượng tuyến lệ bị tắc khiến cho nước mắt không thể chảy ra ngoài khiến nước mắt bị giữ lại, dẫn đến mí mắt sưng và đau.

– Bị đau mắt đỏ: Khi gặp phải tình trạng viêm kết mạc (đau mắt đỏ) người bệnh thường có một số biểu hiện đặc trưng sau: Mắt đỏ, sưng đau mí, đổ ghèn nhiều,….

Bệnh lý này cần được chẩn đoán và điều trị bằng kháng sinh bởi các chuyên gia nhãn khoa. Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể phải dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch.

– Chức năng thận yếu: Thường xuyên ngủ dậy với đôi mắt sưng húp là 1 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ suy giảm chức năng thận. Chức năng thận suy yếu sẽ không loại bỏ hết natri trong máu, dẫn tới sưng nề mí mắt. Ngoài ra, albumin trong cơ thể không được loại bỏ hoàn toàn cũng gây ứ dịch.

– Bệnh tuyến giáp: Đây là một dạng bệnh rối loạn nội tiết làm cho tuyến giáp hoạt động quá mức, sản sinh ra chất chống nhiễm trùng mắt. Những kháng thể này chính là thủ phạm khiến mắt của chúng ta bị sưng và viêm.

– Các trường hợp bị chấn thương ở mắt hoặc các khu vực xung quanh hoặc dị vật trong mắt đều có thể gây tổn thương đến mắt. Sưng mí mắt là triệu chứng thường gặp, có thể đi kèm với tình trạng nặng hơn như đổi màu vùng da mắt, chảy máu mắt,…

Cách xử lý nhanh và cách hạn chế tình trạng sưng mí mắt

  • Chườm mát / Chườm ấm: 

Các trường hợp sưng mí mắt do khóc hoặc tổn thương ở mắt gây đau đều có thể chườm mát để giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Lưu ý khi dùng trực tiếp đá lạnh chườm lên mắt mà cần chườm qua tấm vải để tránh bỏng lạnh. 

Nếu mắt bị chắp, lẹo, có thể dùng gạc nhúng nước ấm rồi đắp để giảm đau nhức.

  • Vệ sinh mắt sạch sẽ: 

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng cho mắt như bụi bẩn và ô nhiễm, bằng cách đeo kính bảo vệ khi ra khỏi nhà. Đối với những người thường hay bị dị ứng, cần hạn chế tiếp xúc với bụi, lông vật nuôi, phấn hoa…

Hạn chế chạm tay, dụi vào mắt, dùng nước mắt nhân tạo để mắt bớt khô hay ngứa.

Nếu sử dụng kính áp tròng, cần đảm bảo vệ sinh đúng theo khuyến cáo.

Những người bệnh buộc phải trang điểm ở mắt cần biết cách tẩy trang đúng quy trình để hạn chế tối đa khả năng gây viêm nhiễm ở mi. Lựa chọn sản phẩm trang điểm và dưỡng da an toàn. Nên thử sản phẩm trước khi sử dụng để đảm bảo không gây kích ứng và học cách vệ sinh mắt.

  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Bảo đảm cho mắt được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn các loại thực phẩm có lợi cho mắt. Không nên ăn quá nhiều muối, tinh bột và cần bổ sung thêm lượng protein vừa đủ để tránh mí mắt bị sưng sau khi ngủ dậy.

  • Mát xa mắt

Massage mắt nhẹ nhàng sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu ở vùng mí mắt, làm giảm sưng hữu hiệu. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần massage nhẹ nhàng theo vòng tròn với hướng từ 2 bên thái dương vào trong mí mắt, lặp lại khoảng 10 – 15 lần.

Cách làm giảm sưng mắt sau khi ngủ dậy này có hiệu quả rất tốt. Ngoài ra, massage mắt còn giúp hạn chế lão hóa vùng mắt, cải thiện sức khỏe làn da.

  • Sử dụng kem dưỡng mắt

Hiện trên thị trường có nhiều loại kem dưỡng có tác dụng làm giảm bọng mắt. Tuy nhiên, bạn cần chú ý xem xét kỹ bảng thành phần của chúng, đảm bảo có chứa các hợp chất từ thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới vùng da nhạy cảm quanh mắt. Các chất trong kem dưỡng có thể làm giảm sưng mắt và góp phần giảm nhăn cho vùng mắt.

Làm gì khi bị sưng mí mắt?

Không phải tất cả các trường hợp sưng mí mắt đều yêu cầu khám bác sĩ. Đối với những nguyên nhân thông thường như dị ứng mỹ phẩm, khóc, kiệt sức, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Nếu do khóc hoặc kiệt sức, nghỉ ngơi và áp dụng lạnh để giảm sưng nhanh chóng. Trong trường hợp dị ứng mỹ phẩm, hãy làm sạch mắt kỹ sau khi trang điểm và ngừng sử dụng các sản phẩm gây dị ứng.

Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng, dùng các loại thuốc khác không đạt hiệu quả mới được chỉ định sử dụng. Đối với trường hợp do mụn, chắp/lẹo các bác sĩ có thể dùng thủ thuật rạch, dẫn lưu dịch để loại bỏ viêm nhiễm giảm sưng đau. Nếu do nguyên nhân nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật, liệu pháp điều trị thích hợp để khắc phục các nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu này ở mắt.

Lưu ý cần biết khi bị đau sưng mắt là tuyệt đối không được tự nặn ở nhà vì tự xử lý y tế không đúng cách có thể khiến tình trạng nhiễm trùng ở mắt trở nặng hơn.

Nhìn chung, tình trạng sưng mí mắt trên và ngứa là tình trạng không quá nguy hiểm và có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi nó lại có thể tiềm ẩn những vấn đề nguy hiểm đến đến sức khỏe.

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp cho từng tình trạng bị sưng đau mí mắt. Một số phương pháp có thể được sử dụng như: dùng thuốc chống dị ứng; dùng thuốc kháng sinh; sử dụng nhóm thuốc chống viêm corticoid…

Trong trường hợp sưng mí mắt cùng với những triệu chứng như: sốt, sưng đỏ, sưng nặng, kích ứng và đau không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo