SA, LỆCH THỦY TINH THỂ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Phần lớn IOLs được trang bị hiện nay có tiêu cự cố định, gọi là monofocal phù hợp với tầm nhìn xa. IOLs multifocal đa tiêu (nhiều tiêu cự) cung cấp cho bệnh nhân tập trung vào thị lực ở khoảng cách xa và đọc sách, và IOLs thích ứng cung cấp cho bệnh nhân với thị lực nhìn gần.

Đặt kính nội nhãn để điều trị đục thủy tinh thể (TTT) hiện nay là phổ biến nhất. Phẫu thuật này được thực hiện khi gây tê tại chỗ, bệnh nhân tỉnh táo trong suốt hoạt động. Việc sử dụng một IOL được triển khai để đưa vào vị trí thông qua một đường rạch rất nhỏ (micro-incision), do đó tránh được sử dụng các mũi khâu và thời gian thực hiện phẫu thuật này thường mất ít hơn 30 phút với bác sĩ phẫu thuật nhãn khoa có kinh nghiệm.

LỆCH THỦY TINH THỂ LÀ GÌ?

Thủy tinh thể là tổ chức có kích thước nhỏ, không có dây thần kinh cũng như mạch máu. Thủy tinh thể được nuôi dưỡng liên tục bằng cách thẩm thấu các chất dinh dưỡng thông qua bao của nó.

Thủy tinh thể là một phần quan trọng của mắt giúp ánh sáng vào mắt qua thủy tinh thể hội tụ đúng điểm trên võng mạc, từ đó có thể nhìn rõ vật hơn.

Bộ phận có vai trò giữ cố định thủy tinh thể ở vị trí giải phẫu bình thường là dây chằng Zinn, song nó hoàn toàn có thể bị rách, đứt do tổn thương đụng dập vùng mắt. Thực chất dây chằng Zinn là hệ thống cấu trúc các sợi dạng gel, nối liền từ mi đến vùng ngoại biên của thủy tinh thể.

Thủy tinh thể được dây chằng Zinn giữ cố định

SA LỆCH THỦY TINH THỂ LÀ GÌ?

Lệch thể thuỷ tinh là khi thể thuỷ tinh đã đi lệch khỏi vị trí giải phẫu bình thường, nhưng vẫn còn ở phía sau bờ đồng tử, nguyên nhân do vậy chằng Zinn bị đứt một phần.

Sa thể thuỷ tinh là khi toàn bộ dây chằng Zinn bị đứt, thủy tinh thể không được cố định có thể lệch khỏi vị trí hoặc rơi tự do về phía sau vào buồng dịch kính hoặc sa ra phía trước ra phía tiền phòng hoặc ra ngoài nhãn cầu.

Khi dây chằng Zinn bị đứt một phần hoặc toàn phần lúc này, thị lực của người bệnh sẽ gặp vấn đề tùy vào mức độ lệch của thủy tinh thể có thể nhìn mờ, loạn thị, song thị,…

Đa phần lệch hoặc sa thủy tinh thể xảy ra sau chấn thương, ngoài ra có thể là bẩm sinh hoặc bệnh lý thứ phát, cụ thể như sau:

Sa lệch thủy tinh thể sau chấn thương

Thể thủy tinh bị lệch sau chấn thương là trường hợp thường gặp nhất. Các chấn thương về mắt như đụng, dập khiến cho dây chằng Zin bị giãn, rách hoặc đứt 1 phần khiến thủy tinh thể không còn được cố định tại vị trí ban đầu nữa.

Bệnh lý thứ phát

Bệnh lý lệch thủy tinh thể có thể tiến triển từ các bệnh nhãn cầu như: viêm màng bồ đào cấp có mủ, cận thị nặng, viêm toàn nhãn,…Dù tình trạng này khá hiếm gặp.

Lệch thủy tinh thể do bẩm sinh

Một số ít bé mới sinh ra có thể gặp phải tình trạng thủy tinh thể bị lạc chỗ do biến chứng của các bệnh lý bẩm sinh như: Không có mống mắt, hội chứng Marfan, Homocystin niệu, hay hội chứng Weill, hội chứng Marfan,…

Vì thế, việc xác định nguyên nhân, nhất là có tổn thương đụng dập mắt trước đó không rất quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh lệch thủy tinh thể.

LỆCH THỦY TINH THỂ CÓ MẤY LOẠI?

Tùy vào vị trí thể thủy tinh bị lệch để bác sĩ phân loại, chẩn đoán bệnh. 

  • Biến đổi khúc xạ như cận thị nhẹ, loạn thị không đều, song thị một mắt.
  • Cũng có thể thị lực không giảm.

Thường có 2 dạng phổ biến như sau:

A. Lệch thủy tinh thể phía sau

Bệnh nhân thường gặp tình trạng biến đổi khúc xạ do vị trí thay đổi của thủy tinh thể như: loạn thị không đều, cận thị nhẹ, song thị ở một bên mắt. Song cũng có những bệnh nhân không bị giảm thị lực nên không tự phát hiện tình trạng lệch thủy tinh thể trừ khi vô tình thăm khám sau đó.

Với bệnh nhân nghi ngờ lệch thủy tinh thể này, bác sĩ sẽ khám mắt và thấy các dấu hiệu sau:

  • Rung rinh mống mắt.
  • Diện đồng tử không hồng đều, soi thấy thủy tinh thể lệch.
  • Xuất hiện khoảng cách giữa mống mắt và thủy tinh thể, khoảng cách này càng lớn nghĩa là độ lệch của thủy tinh thể càng nhiều.

B. Lệch thủy tinh thể phía trước

Khi các dây chằng Zin bị đứt một phần sẽ khiến cho thủy tinh thể có thể rơi tự do và bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu nhưng nó vẫn nằm ở phía sau của bờ đồng tử. Thường có 2 loại sa lệch phổ biến nhất là:

  • Sa thủy tinh thể vào tiền phòng

Thị lực giảm, thấy mắt đỏ và có thể có cảm giác nhức mắt.Thể thủy tinh lúc này sẽ bị kẹt giữa giác mạc và mống mắt, nằm gọn trong tiền phòng. Khi thể thuỷ tinh còn trong, người ta thấy thể thuỷ tinh như có giọt dầu ở trong tiền phòng; tiền phòng nông; có thể thấy phù bọng biểu mô giác mạc; tăng nhãn áp thường gặp ở trường hợp này.

Tiền phòng nông.

Nếu khám lâm sàng ở bệnh nhân nghi ngờ thấy thủy tinh thể nằm gọn trong tiền phòng – kẹt giữa giác mạc và mống mắt. Ngoài ra có thể thấy tiền phòng nông, phù bọng biểu mô giác mạc hoặc tăng nhãn áp.

  • Thủy tinh thể bị sa vào dịch kính

Thủy tinh thể rơi vào buồng dịch kính khiến bệnh nhân:

Suy giảm thị lực nặng.

Rung rinh mống mắt.

Tư thế bệnh nhân thay đổi khiến vị trí của thủy tinh thể cũng thay đổi.

Tiền phòng sâu hơn bình thường.

Xuất hiện dịch kính trong tiền phòng.

Người bệnh bị viễn thị nặng, giảm thị lực nhiều

ĐIỀU TRỊ SA, LỆCH THỦY TINH THỂ

Tùy vào từng loại lệch thủy tinh thể khác nhau cùng những triệu chứng bệnh nhân gặp phải, khi thăm khám bác sĩ sẽ xem xét, tư vấn những biện pháp điều trị phù hợp.

Phần lớn các trường hợp lệch thủy tinh thể đều ở thể nhẹ, không bị lệch nhiều, thị lực không bị ảnh hưởng hoặc chỉ suy giảm nhẹ, không có biến chứng thì bệnh nhân không cần phải điều trị.

Tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi, thăm khám mắt định kỳ để phòng ngừa các biến chứng có thể gặp phải như: Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm mống mắt…

Thăm khám định kỳ để phòng ngừa biến chứng lệch thủy tinh thể

 

Đối với lệch thủy tinh thể

Nếu lệch thể thuỷ tinh không nhiều, thị lực còn cao hoặc ít bị ảnh hưởng, chưa có biến chứng như: Viêm mống mắt thể mi, Glaucoma thứ phát, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp thì không cần điều trị. Nhưng cần theo dõi định kỳ để phát hiện biến chứng.

Một số trường hợp có chỉ định điều trị ngoại khoa:

  • Lệch thể thuỷ tinh bệnh nhân có thị lực dưới 1/10
  • Bệnh nhân có kèm theo song thị một mắt.
  • Thủy tinh thể rơi vào bộ phận khác của mắt có nguy cơ gây tổn thương.
  • Có sự thay đổi vị trí, di lệch thể thuỷ tinh trong quá trình theo dõi đe dọa gây biến chứng.
  • Lệch thể thuỷ tinh kèm theo các biến chứng như: Tăng nhãn áp, đục thể thuỷ tinh, bong võng mạc…

Sa thể thuỷ tinh ra tiền phòng

  • Thường gây tăng nhãn áp nên cần hạ nhãn áp cho bệnh nhân bằng phương pháp nội khoa.
  • Sau đó cần phải mổ lấy sớm, ngay cả trong khi thể thuỷ tinh còn trong. Chỉ định phẫu thuật ở trường hợp này là bắt buộc sau khi nhãn áp hạ.

Thể thuỷ tinh sa vào buồng dịch kính

Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp như: sa thể thuỷ tinh vào buồng dịch kính kèm theo các biến chứng như: Tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, tổn thương võng mạc do tiếp xúc với thể thuỷ tinh dẫn đến bong võng mạc.

Lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính là phẫu thuật phối hợp lấy thể thủy tinh và cắt dịch kính nhằm điều trị, đề phòng các biến chứng và phục hồi chức năng.

Ở một số trường hợp lệch thủy tinh thể, cần điều trị mổ càng sớm càng tốt để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt. Vì vậy, khi gặp các tổn thương ở mắt, hoặc gặp phải các dấu hiệu bất thường khác bệnh nhân nên tới ngay bệnh viện chuyên khoa mắt để thăm khám mắt và được tư vấn điều trị phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo