SONG THỊ HAY CÒN GỌI LÀ NHÌN ĐÔI

TÌM HIỀU VỀ BỆNH SONG THỊ (NHÌN ĐÔI)

Thị lực của người bình thường sẽ chỉ nhìn thấy một hình ảnh rõ ràng và duy nhất, để có thể nhìn được một cách rõ ràng như vậy thì nhiều phần trong thị lực của bạn phải phối hợp nhịp nhàng với não bộ. Hình ảnh do mắt ghi lại sẽ cùng hội tụ trên hoàng điểm của võng mạc. 

Nhìn đôi (song thị) là một thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng nhìn thấy hai hình ảnh cạnh nhau hoặc xếp chồng lên nhau, xảy ra khi cả hai mắt đều đang quan sát và hướng về một vật nhưng do bị lệch trục ở một hoặc cả hai bên mắt nên ảnh vật không hội tụ chính xác ở hoàng điểm.

Song thị là một trong những dạng của tật khúc xạ là một trong những triệu chứng khó chịu và nguy hiểm của mắt.

Việc bạn nhìn một vật thành hai gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng đến sự cân bằng, khả năng di chuyển và khả năng đọc, đặc biệt là khi làm việc và khi tham gia giao thông. Người bị song thị còn dễ bị các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…

Song thị chính là hệ quả của sự tổn thương trực tiếp trên cơ vận nhãn và gián tiếp trên các dây thần kinh số III, IV, VI. Khi mắt bị song thị, các bệnh lý kèm theo sẽ là bệnh nhược cơ, bệnh nhãn giáp, kẹt cơ vào lỗ gãy xương hốc mắt sau chấn thương hoặc bệnh lý có nguyên nhân từ tổn thương trên thần kinh vận nhãn như đái tháo đường, viêm do bệnh tự miễn hoặc nhiễm siêu vi, sau chấn thương, có u bướu chèn ép.

TRIỆU CHỨNG SONG THỊ

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là nhìn thấy hai hình ảnh thay vì một.

Nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sụp mi mắt, lác, lé,…

Đau quanh mắt nhất là khi di chuyển mắt.

Có thể kèm theo dấu hiệu bệnh toàn thân.

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA CHỨNG SONG THỊ?

Song thị một mắt 

Nếu song thị được ghi nhận khi một mắt được che chứ không phải mắt còn lại thì được coi là song thị một mắt. Song thị một mắt ít phổ biến hơn so với song thị hai mắt.

  • Bệnh lý đục thể thủy tinh.
  • Mắc tật khúc xạ loạn thị.
  • Khô mắt: Mắt không tiết đủ nước mắt hoặc khô quá nhanh. Hội chứng thị giác màn hình.
  • Hình dạng giác mạc có vấn đề, chẳng hạn như bất thường về bề mặt hoặc giác mạc hình chóp.
  • Các nguyên nhân khác: sẹo giác mạc, đeo kính không phù hợp, tình trạng giả bệnh,…
  • Bất thường võng mạc. Trong thoái hóa điểm vàng, ví dụ, trung tâm của tầm nhìn của một cá nhân dần biến mất và đôi khi có sưng có thể gây ra nhìn đôi ở một mắt.

Song thị hai mắt

Hiện tượng này xảy ra khi hai mắt cùng nhìn 1 vật và thấy 2 hình ảnh, tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất nếu che 1 bên mắt lại. 

  • Nguyên nhân chủ yếu gây ra là do bệnh lé (lác). Lác mắt làm cho mắt nhìn 2 hướng khác nhau. Lác mắt thực tế không hiếm gặp, phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên không phải tất cả những người bị lác mắt đều mắc tật song thị. 

Ngoài hai nguyên nhân chính trên, song thị ở 2 mắt còn do 1 số nguyên nhân khác như: tổn thương dây thần kinh, bệnh nhược cơ, rối loạn chức năng tuyến giáp, bị chấn thương vùng mắt, vùng đầu, viêm cơ vận nhãn, rối loạn chức năng tuyến giáp, viêm cơ vận nhãn, bệnh đa xơ cứng, khối u não và ung thư, bệnh não Wernicke gây lẫn lộn, rung giật nhãn cầu và liệt vận nhãn một phần, hội chứng Guillain Barre, đột quỵ hay cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), phình mạch, đái tháo đường,…

Song thị tạm thời

Song thị có thể chỉ xảy ra trong thời gian ngắn trong các trường hợp:

  • Do nhiễm độc rượu, thuốc benzodiazepin, opioid hoặc một số loại thuốc điều trị co giật và động kinh đôi khi gây ra điều này. Chấn thương đầu, chẳng hạn như chấn động não, cũng có thể gây ra song thị tạm thời.
  • Đặc biệt mệt mỏi hoặc có đôi mắt căng thẳng có thể triệu chứng song thị, nếu thị lực không trở lại bình thường, người bệnh hãy đến bệnh viện hay trung tâm mắt càng sớm càng tốt.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SONG THỊ

Phương pháp điều trị chứng song thị phụ thuộc nguyên nhân gây ra. Mục tiêu điều trị nhằm loại bỏ nguyên nhân, từ đó làm giảm chứng song thị. Các phương pháp cơ bản là đeo kính, các bài tập mắt, đeo kính áp tròng mờ, tiêm botulinum toxin vào cơ mắt, đeo miếng che mắt, phẫu thuật.

Ở Việt Nam chưa phát triển kính đeo mắt khắc phục song thị. Song thị thường giảm dần theo thời gian, nếu song thị không phục hồi, bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật điều chỉnh cơ vận nhãn.

Do đó người bệnh không nên chủ quan mà vẫn cần thăm khám mắt định kỳ 3-6 tháng 1 lần, theo chỉ định điều trị của bác sĩ và loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tái phát hoặc bệnh nặng có thể xảy ra.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ GIẢM NGUY CƠ SONG THỊ

Cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc mắt hợp lý để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mắt và chấn thương:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều thực phẩm từ rau xanh đậm, các loại thực phẩm có chứa vitamin A, C, E, kẽm, B12…
  • Bổ sung nhóm chất làm chậm quá trình lão hóa, chống phá gốc tự do ở mắt như zeaxanthin, lutein, alpha lipoic acid… giúp đôi mắt sáng khỏe.
  • Bảo vệ mắt bằng cách hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như đeo kính râm và đeo kính bảo vệ mắt khỏi khói bụi hoặc môi trường làm việc có hóa chất.
  • Nếu mắt có dấu hiệu bất thường, bạn cần phải thăm khám và điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế những nguy cơ.

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị bởi các bác sĩ nhãn khoa. Vì vậy hãy thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi mắt có bất kì triệu chứng nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Contact Me on Zalo