XUẤT HUYẾT MẮT – XUẤT HUYẾT DƯỚI KẾT MẠC

Xuất huyết mắt là như thế nào?

Xuất huyết mắt (chảy máu mắt hay xuất huyết lòng trắng mắt) được gọi với tên “xuất huyết dưới kết mạc” trong nhãn khoa. Đây là tình trạng không phải hiếm gặp tại các bệnh viện hay trung tâm về chuyên khoa mắt. 

Kết mạc là một màng mỏng ngoài cùng, trong suốt và ẩm ướt bao bọc nhãn cầu. Nó chứa nhiều sợi thần kinh và mạch máu nhưng bình thường rất khó quan sát các mạch máu vì chúng rất nhỏ. Kết mạc chỉ bao phủ một phần tròng trắng của mắt nên nếu có xuất huyết dưới mắt thường không ảnh hưởng đến trung tâm mắt cũng là phần tiếp nhận hình ảnh, còn gọi là giác mạc.

Cấu trúc của mạch máu vùng mắt thường có cấu trúc rất thanh mảnh nên dễ bị tác động và vỡ. Xuất huyết mắt hay xuất huyết dưới kết mạc là tình trạng vỡ một hay một vài mạch máu nhỏ ngay dưới củng mạc (phần lòng trắng của mắt).

Từ đây máu cũng chảy ra giữa lớp kết mạc và củng mạc thường có màu đỏ tươi (có khi đỏ nâu) một phần hoặc toàn bộ trên nền củng mạc màu trắng sứ, tạo hình ảnh như một vết dầu loang, có thể đội vòng phần kết mạc lên. Lượng máu mất đi do xuất huyết dưới kết mạc gần như không đáng kể, tối đa khoảng 2ml. Trong khoảng 24 giờ, vùng xuất huyết sẽ được hấp thu từ từ nên dần thu nhỏ và giảm màu sắc sang vàng cam, tiếp đến là vàng và biến mất trong khoảng 14 ngày.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng lâm sàng của bệnh xuất huyết dưới kết mạc là các khu vực phân ranh giới của máu thoát ra ngoài mạch bên dưới bề mặt của mắt, dấu hiệu này khá dễ nhận biết và chẩn đoán.

Xuất huyết dưới kết mạc thường không có dấu hiệu báo trước nào. Tuy hình thái có máu nhưng xuất huyết dưới kết mạc không gây thay đổi thị lực, không gây tiết dịch ở mắt hoặc cảm giác đau đớn, khó chịu, ngứa, viêm,…, chỉ một số ít người bệnh có cảm giác cộm, vướng, nhói kẽ ở phía bên mắt bị xuất huyết nhưng thường không nghiêm trọng, còn lại hầu hết bệnh nhân đi khám khi phát hiện mắt đỏ, khi soi gương hoặc nghe người khác nói.

Một số trường hợp mạch máu nhỏ dưới mắt bị vỡ do viêm nhiễm, bằng mắt thường có thể quan sát được những mạch máu viêm này trong khi bình thường không thể quan sát. Ngoài ra, để chẩn đoán phân biệt với bệnh lý khác, có thể cần đo thị lực, kiểm tra phản xạ mắt cùng đánh giá tiền sử bệnh và nguy cơ.

Khi xuất huyết mắt biến mất, mắt sẽ có cảm giác hơi ngứa nhưng không bị đau đầu.

Xuất huyết rất hiếm khi xảy ra ở cả hai mắt và thường chỉ xảy ra ở một bên.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xuất huyết mắt có nguy hiểm không?

Xuất huyết mắt hay xuất huyết dưới da quanh mắt thường là tình trạng lành tính thường tự tiêu sau khoảng thời gian là 2 tuần mà không cần phải điều trị gì. Về tính chất của hiện tượng xuất huyết mắt, chuyên gia y tế khuyến cáo nên đến bác sĩ nhãn khoa thăm khám ngay nếu xuất hiện các tình trạng sau 2 tuần, vệt máu không biến mất mà còn lan rộng ra hơn và kèm với:

– Vùng mắt bị đau nhức.

– Bị xuất huyết mắt có ảnh hưởng đến khả năng nhìn như: nhìn khó, nhìn đôi, nhìn mờ.

– Có tiền sử tăng huyết áp hoặc bệnh lý gây ra xuất huyết.

– Chấn thương vùng mắt và đầu mặt.

– Xuất huyết thành nhiều điểm, cả 2 bên mắt kèm theo xuất huyết ở nhiều vị trí khác như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, nôn ra máu…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù xuất huyết dưới kết mạc không dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng và thường không nhất thiết phải cấp cứu, tuy nhiên do cơ địa và thể trạng mỗi người là khác nhau nếu nhìn thấy mắt có hiện tượng xuất huyết hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và điều trị trong trường hợp phát hiện có bất thường.

Tại sao bị xuất huyết mắt?

Muốn xác định được xuất huyết mắt nguy hiểm không thì trước tiên cần phải biết lý do tại sao lại bị tình trạng này.

Nguyên nhân khiến mắt xuất huyết:

  • Do va đập, chấn thương vùng mắt hay vùng đầu mặt.
  • Tai nạn do hóa chất.
  • Do một số hành động mạnh làm tăng áp lực lên các mạch máu vùng mắt dẫn đến vỡ gây xuất huyết như sự tăng, giảm áp suất đột ngột ở đường thở; thường gặp khi bơi lội, lặn biển, tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch do ho dữ dội, nôn ói, gắng sức khi rặn đẻ hay mang vác đồ nặng…
  • Có yếu tố viêm nhiễm vùng mắt gây giãn mạch như viêm kết mạc do Enterovirus 70, nhiễm xoắn khuẩn Leptospira….
  • Các bệnh lý về rối loạn đông máu bẩm sinh thường mắc phải, Thiếu vitamin K, thiếu vitamin C, thiếu yếu tố đông máu XIII…
  • Do dùng thuốc, đặc biệt các thuốc chống đông máu trong điều trị bệnh lý tim mạch.
  • Xuất huyết mắt sau phẫu thuật LASIK có sử dụng dụng cụ cố định mắt bằng áp lực âm.
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp.
  • Có dị vật bên trong mắt hoặc do đeo kính áp tròng mà đôi khi cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến mắt bị trầy xước và xuất huyết.
  • Sử dụng thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dưới kết mạc: Warfarin và Aspirin…
  • Sử dụng thảo dược bổ sung như bạch quả, cũng có thể làm tăng khả năng chảy máu trong mắt.

Làm gì khi bị xuất huyết mắt?

– Xử lý tạm thời

Nếu bị xuất huyết mắt trước tiên nên nhớ không dùng tay dụi mắt vì nó sẽ làm tình trạng xuất huyết trở nên trầm trọng.

Không tự ý chườm nóng hoặc chườm lạnh.

Uống nhiều nước hoặc nước cam, nước chanh để vết xuất huyết mau chóng tan. Bên cạnh đó, người bị xuất huyết mắt nên hạn chế ăn các đồ cay nóng, chất kích thích, đồ uống có ga… 

Tiếp sau đó hãy dùng nước mắt nhân tạo nhỏ mỗi ngày 6 lần để tạo cảm giác dễ chịu cho mắt Lưu ý, nước mắt nhân tạo không có tác dụng làm tan máu.

Cả mắt và cơ thể đều nên được nghỉ ngơi để tránh mạch máu vỡ nhiều hơn khiến xuất huyết lan rộng.

Với xuất huyết mắt trên bệnh nhân đang sử dụng điều trị bởi các thuốc chống đông: tạm thời ngừng thuốc, báo cáo với bác sĩ chuyên khoa đang trực tiếp điều trị để điều chỉnh, thay đổi liều lượng cho phù hợp hoặc có thể cân nhắc việc chuyển thuốc điều trị khác nếu cần.

Mặc dù bệnh không nghiêm trọng và không cần điều trị bằng thuốc, do đó tuyệt đối không được tự ý dùng aspirin hay thuốc ức chế đông máu mà chưa có sự thăm khám và đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

– Can thiệp y tế

Bản thân mỗi người không thể tự biết được xuất huyết mắt có nguy hiểm không nên tâm lý lo lắng. Bạn hãy bình tĩnh theo dõi mắt 1 – 2 ngày, nếu phát hiện thêm các bất thường như đã nói ở trên thì nên đi khám bác sĩ nhãn khoa.

Để khắc phục tình trạng xuất huyết mắt, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và căn cứ vào đó đưa ra hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

  • Nếu chảy máu ở lòng trắng mắt do sang chấn, chấn thương thì bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục ở kết mạc.
  • Các trường hợp xuất huyết dưới kết mạc do nhiễm khuẩn từ bên ngoài sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh
  • Nếu bệnh gây tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và kiểm soát trường kỳ để loại trừ nguyên nhân do bệnh lý khác.
  • Cách tốt nhất để chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc là nhìn vào mắt (khám mắt). Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu một số câu hỏi chung về sức khỏe và triệu chứng, đo huyết áp và xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo rằng không có rối loạn đông máu nghiêm trọng.

Phòng ngừa xuất huyết mắt

Một số thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng bị xuất huyết mắt như:

– Thường xuyên vệ sinh mắt, rửa mắt bằng nước sạch, không nên dùng kính áp tròng hoặc làm điều gì tổn thương đến mắt.

– Duy trì chế độ ăn uống cân bằng giữ cho huyết áp ổn định và đem lại lợi ích cho mạch máu mắt.

– Dùng nước mắt nhân tạo.

– Giảm thiểu tối đa thương tích bằng cách đeo kính bảo vệ mắt trong các trương hợp cần thiết : môi trường gây nguy hại, ô nhiễm,v.v..

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị bởi các bác sĩ nhãn khoa hàng đầu. Vì vậy hãy thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi mắt có bất kì dấu hiệu bất thường nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Contact Me on Zalo